Nhân sâm có tác dụng gì?

Sâm là gì?

Nhân sâm hay đôi khi gọi tắt đơn giản là sâm (Danh pháp khoa học: Panax ginseng) là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng. Loài này được C.A.Mey. mô tả khoa học đầu tiên năm 1842. Mặc dù nhân sâm đã được sử dụng trong Đông y từ hàng nghàn năm trước.

Các thành phần từ cây sâm, từ thân gốc rễ lá rễ nhỏ, rễ to, hoa, quả, cành sâm

Sâm là tên gọi khái quát chỉ một số loại cây thân thảo mà củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á, thuộc nhiều chi họ khác nhau nhưng chủ yếu là các loại thuộc chi Sâm. Rất nhiều loại củ sâm có hình dáng hao hao giống hình người, đặc biệt là nhân sâm, do đó một số vị thuốc khác không thuộc chi, họ sâm nhưng có hình dáng củ tương tự cũng thường được gọi là sâm. Thêm vào đó, sâm là một vị thuốc bổ nên nhiều vị thuốc khác có tác dụng bổ cũng được gọi là sâm hoặc gắn với chữ sâm

Thế giới có mấy loại sâm

  • Nhân sâm (Panax ginseng/Asian ginseng họ Araliaceae): được mô tả sớm nhất và được ứng dụng phổ biến nhất. Theo lịch sử y học cổ truyền của Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên, nhân sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông.
  • Đảng sâm (Codonopsis spp. họ Campanulaceae): mọc hoang và được gieo trồng ở Thượng Đảng.
  • Huyền sâm (Scrophularia họ Scrophulariaceae): có màu đen.
  • Đan sâm (Salvia miltiorrhiza họ Lamiaceae): có màu đỏ.
  • Bố chính sâm (Hibicus sagittifolius họ Malvaceae): mọc hoang và được sản xuất ở Bố Trạch.
  • Sa sâm (Launaea pinnatifida họ Asteraceae/Adenophora spp. họ Campanulaceae): loại sâm này thường mọc ở vùng đất pha cát.
  • Thổ nhân sâm (Talinum spp. họ Portulacaceae)
  • Nam sâm (Schefflera octophylla họ Araliaceae)
  • Nam sâm (Boerhaavia spp. họ Nyctaginaceae).
  • Bàn long sâm (Spiranthes sinensis họ Orchidaceae).
  • Điền thất nhân sâm (sâm tam thất, Panax pseudoginseng họ Araliaceae)
  • Sâm Ấn Độ (Withania Somnifera họ họ Solanaceae)
  • Sâm Nhật Bản (Panax japonicus họ Araliaceae) dùng để thay thế khi không có nhân sâm, có tác dụng bổ tỳ–vị.
  • Sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefolius): còn gọi là sâm Bắc Mỹ. Năm 1984, nhà nghiên cứu Albert Leung ở Mỹ đã phân biệt hiệu năng giữa sâm Hoa Kỳ và nhân sâm như sau: “sâm Hoa Kỳ được coi là có tính mát, tính hàn, gần như đối nghịch với nhân sâm có tính ấm hay nhiệt”. Dùng sâm Hoa Kỳ vào mùa hè nhằm giải nhiệt, hạ hỏa.
  • Sâm Tây Bá Lợi Á

Nhân sâm có tác dụng gì ?

Theo lịch sử y học cổ truyền của Trung Quốc từ 3.000 năm trước Công Nguyên, Nhân Sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông.

Thuốc cổ xưa từ Trung Quốc dùng sâm

Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Sâm có tác dụng:

  • Tăng sức đề kháng, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau vận động quá độ.
  • Cải lão hoàn đồng. Nếu uống nhân sâm đều đặn trong nhân sâm có các saponin quý giúp bổ khí sinh huyết giúp da dẻ đẹp, mắt sáng, trí nhớ minh mẫn.
  • Giúp lưu thông tuần hoàn máu, tạo hồng cầu, chống thiếu máu, huyết áp thấp và các bệnh về tim và giúp cân bằng huyết áp
  • Cải thiện năng lực tinh thần, tăng trí nhớ, chống suy sụp rối loạn thần kinh stress, tăng cường trí lực, sinh lực,
  • Phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường
  • Giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn, giúp tăng sự tập trung
  • Có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới.
  • Tăng tiết các dịch cơ thể, giảm cơn khát, ngừa bệnh tiểu đường.
  • Thúc đẩy các quá trình sinh tổng hợp quan trọng, tăng cường khả năng miễn dịch, chống ôxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp cơ thể chịu đựng và vượt qua các điều kiện bất lợi bên ngoài (nóng, lạnh, tia bức xạ, hóa chất độc hại)…
  • Bình thường hóa các chức năng hô hấp, chống lao và suyễn.
  • Nâng đỡ hệ thống tiêu hóa, tiêu chảy và táo bón.
  • Giải độc, ngăn ngừa kích ứng da, viêm da và các bệnh về da.
Hình ảnh minh họa lương y Hoa Đà đang xem dược thảo. Trong đó có nhân sâm
  • Tính vị, tác dụng: Vị đắng, không độc. Có tác dụng kích thích nhẹ ở liều thấp làm tăng vận động, tăng trí nhớ nhưng tác dụng ức chế ở liều cao đối với hệ thần kinh; làm tăng sinh lực chống lại sự mệt mỏi, giúp hồi phục sức lực tương tự nhân sâm; làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống; tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng cầu, bạch cầu bị giảm; tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục; tác dụng kháng viêm; tác dụng điều hoà hoạt động của tim; tác dụng hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch; tác dụng giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng.
  • Công dụng: Thân rễ và rễ củ sâm có thể dùng như nhân sâm làm thuốc bổ; tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng.

Mời quý vị đón đọc kỳ 2. Những đối tượng nào không được dùng nhân sâm?

Để lại một bình luận

error: Content is protected !!
Gọi Ngay
icons8-exercise-96 chat-active-icon