Tại Khoa Cấp cứu – Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa trung ương, bệnh nhân Vũ Văn Đ, 68 tuổi (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã nằm điều trị được 3 ngày.

Theo người nhà, hơn 4h sáng, ông Đ dậy đi vệ sinh sau đó bị ngã nhưng đến gần 6h mới được phát hiện và đưa đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Các bác sĩ chụp CT phát hiện ông bị tổn thương ở não. Bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Lão khoa trung ương để điều trị.
“Nhà tôi đông anh em nhưng đều ở riêng chứ không ở cùng bố mẹ. Vì vậy, bố tôi bị ngã, khi được phát hiện thì ông đã rơi vào hôn mê. Ông đang ở tình trạng liệt nửa người bên phải; tay, chân bên trái có thể cử động nhẹ. Các bác sĩ đang theo dõi và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp”, con trai bệnh nhân chia sẻ.
Đang chăm sóc mẹ già tại bệnh viện, anh Nguyễn Văn Quy (Bắc Ninh) cho biết, mẹ anh thỉnh thoảng kêu đau đầu, do trời nắng nóng nên gia đình lưỡng lự chưa muốn đưa bà đi khám. Khi bà đau dữ dội, gia đình tức tốc đưa đến viện. Bà bị vỡ mạch máu não và đã được bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Cũng tại khoa, bệnh nhân Nguyễn Đắc Bàn, 82 tuổi, đã phải nằm một chỗ nhiều năm bởi di chứng tai biến, lại đang phải điều trị vì viêm phổi nặng. Khi thời tiết nắng nóng, gia đình bật điều hòa để ông bớt nóng nhưng nhiệt độ vào ban đêm không được điều chỉnh khiến ông bị viêm phổi.
“Lúc nhập viện, ông ở tình trạng rất nặng, nhân viên y tế phải bóp bóng cấp cứu. Bác sĩ tiên lượng nhiều khả năng diễn biến xấu”, người nhà bệnh nhân nói.

TS.TS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Khoa Cấp cứu – Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa trung ương cho biết, trong những ngày nắng nóng vừa qua, số bệnh nhân được cấp cứu tại khoa tăng khoảng 150% so với ngày thường. Ngày khoa tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhất là 30 ca. Các ca chủ yếu bị tai biến mạch máu não (đột quỵ não)
Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não được cấp cứu sáng 20-5 tại Bệnh viện Lão khoa trung ương.

Nguyên nhân, cách phòng tránh tai biến đột quỵ do nắng nóng:
- Một là nắng nóng, cơ thể phải đổ nhiều mồ hôi, gây mất nước, dẫn tới giảm khối lượng máu, làm thiếu hụt lượng máu nuôi não, dẫn đến đột quỵ não
- Hai là, nắng nóng làm tăng thân nhiệt, gây rối loạn chức năng điều phối hoạt động sống của hệ thần kinh trung ương, làm rối loạn hô hấp và tuần hoàn, hậu quả cũng suy giảm lượng máu nuôi não dẫn đến đột quỵ
- Ba là, nắng nóng gây rối loạn hoạt động của hệ tim mạch, làm tim hoạt động kém, suy giảm hiệu suất tống máu, kèm theo sự giãn mạch, làm cho thiếu máu nuôi não và nhiều cơ quan khác cũng dẫn đến đột quỵ
- Bốn là Nắng nóng làm con người bứt rứt khó chịu môi trường nóng nực ảnh hưởng đến tinh thần của mọi người do đó nóng giận ảnh hưởng đến các mạch máu não do khí huyết dồn tụ mặt đỏ tía tai
Cách phòng tránh:
- Một là bổ sung nhiều nước nhiều nước uống điện giải tránh làm mất nước ảnh hưởng đến tuần hoàn, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống.
- Tránh tránh ra vào điều hòa phòng lạnh với môi trường nắng nóng đột ngột dẫn đến co ngót, đứt vỡ mạch máu não do hiệu ứng sốc nhiệt đối với cơ thể vật lý. Nên tắt điều hòa trong 30 phút và từ từ rời khỏi phòng.
- Dùng các loại thức ăn để phòng tránh nắng nóng như đỗ đen, cam thảo, nước chanh, nước nấm linh chi…Đối với người bị tiểu đường huyết áp cao thì tránh dùng đường quá ngọt , hoặc muối quá mặt.
- Tập luyện thể dục thể thao lúc trời mát và cường độ nhẹ nhàng
- Tinh thần luôn luôn vui vẻ lạc quan tránh tức giận, lo lắng.
- Không tắm ngay sau khi đi dưới nắng vì sẽ dẫn đến thay đổi nhiệt độ đột ngột
- Dùng các loại thuốc hỗ trợ có tác dụng phòng tránh như An cung Ngưu hoàn ( Loại này khi đang lên cơn tai biến đột quỵ thì tránh dùng) Chỉ dùng khi cơ thể đang khỏe mạnh bình thường. Hoặc để điều trị sau tai biến.
Cám ơn quý vị đã quan tâm hãy đóng góp để cộng đồng có 1 sức khỏe tốt hơn nữa. Like, share comment nếu quý vị thấy hữu ích.
Cao hồng sâm hàn quốc
Cao Hồng Sâm Pocheon Culture Wild Ginseng 1000g – Bí Mật Tăng Cường Sức Khỏe và Trẻ Hóa Toàn Diện
Sâm cao ly hàn quốc - Sâm khô hàn quốc
Sâm cao ly hàn quốc - Sâm khô hàn quốc